10 chiêu lừa đảo việc làm tinh vi mà sinh viên cần tránh

Quảng cáo

Mới đây, trên một số trang Confession của các bạn sinh viên đăng tải những chiêu lừa đảo cần tránh và cách xử lý khi gặp vấn đề ‘nan giải’ này thu hút được nhiều sự quan tâm.

Chia sẻ bài viết cho bạn bè

heo đó, nhiều bạn sinh viên chân ướt chân ráo lên thành phố nhập học thường là 'con mồi' cho những đối tượng lừa đảo. Để tự bảo vệ mình, các bạn sinh viên cần phải biết và cảnh giác những chiêu lừa đảo ‘quen thuộc' dưới đây:

1. Đa cấp

Đa số các sinh viên đều sẽ ít nhất một lần va chạm với hình thức kinh doanh đa cấp này. Những người đa cấp thường mặc vest chỉn chu, đầu tóc bóng bẩy với những lời mời chào ‘trên trời', ngọt như mía lùi.


Nếu như có ai lạ mặt lân la rủ rê đi hội thảo, gặp gỡ doanh nhân này kia hoặc tự dưng có người inbox tư vấn về một hình thức kinh doanh nào đó thì đích thị là chiêu dụ của những người bán hàng đa cấp.Các bạn sinh viên nếu không tỉnh táo dễ ‘siêu lòng' trước những lời dụ dỗ về một mức thu nhập khủng, không vốn đầu tư, thời gian làm việc linh hoạt, không đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn.

2. Việc làm không rõ ràng

Tâm lý chung của các bạn sinh viên mới xuống học là muốn tìm ngay một công việc làm thêm để lo tiền học. Vì vậy, hàng loạt các trung tâm môi giới tuyển dụng việc làm thêm cho sinh viên được dán tràn lan và vứt bừa bãi tại các bến xe buýt, cổng trường hay được dán trên các cột điện, bảng tin.

 

Đặc điểm chung của những tin tuyển dụng này là lương cao, đi làm ngay, không đòi hỏi kinh nghiệm, được đào tạo tại chỗ, không mất tiền cọc… Những công việc này thường ghi tuyển nhân viên kinh doanh, chỉ có số điện thoại liên lạc, không có thông tin rõ ràng về công ty đa số là lừa đảo.

3. Mời mua đồ nhân đạo

Một số đối tượng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của các bạn sinh viên, đóng giả tật nguyền hoặc người nghèo khổ rồi mời mua ủng hộ các đồ dùng nhân đạo như tăm, bút bi, bông ngoáy tai.

Thậm chí nếu chưa quyết định mua những người này cũng dúi thẳng vào tay của bạn rồi nhanh chóng xin họ tên, số điện thoại để ghi vào sổ những tấm lòng hảo tâm.

 

Sau khi bạn kí tên, bọn chúng sẽ đưa tăm tre và ghi vào sổ mức giá trên trời như 20.000, 50.000 đồng thậm chí cả 100.000 đồng/gói. Nhiều người không trả tiền thì ngay lập tức nhóm lừa đảo dọa nạt, quát tháo, thậm chí giữ người lại để gọi đồng bọn xung quanh.

Tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên đi thẳng luôn và không cầm bất cứ đồ gì từ người lạ dúi vào mình.

4. 'Cò' nhà trọ giá rẻ

Những tờ giấy nhà trọ mới xây, giá rẻ được dán ở các cột đèn, cột điện thì 90% là lừa đảo. Họ không ghi địa chỉ nhà cụ thể mà chỉ ghi số điện thoại để liên hệ.

Những người này sẽ dẫn bạn đi vòng vèo các chốn, rồi dẫn bạn tới một địa chỉ bất kỳ, nếu bạn không ưng ý địa chỉ này thì vẫn phải trả cho họ từ 100.000 – 200.000 đồng tiền phí ‘đưa đi'. Nếu bạn phản kháng lại hoặc có ý kiến sẽ lập tức bị đe dọa.

 

Lời khuyên cho bạn là nên tìm nhà qua những trang web uy tín hoặc thông qua người quen để biết được chủ nhà, mức giá, căn phòng định thuê. Nếu ưng ý và đúng những gì trao đổi, bạn mới đến xem và quyết định thuê phòng.

5. Xin tiền đi xe do mất tiền

Tại các bến xe bus, xe khách xuất hiện nhiều đối tượng ăn xin ‘cao cấp' lừa đảo dưới những hình thức tinh vi và gian trá. Những kẻ này xuất hiện dưới vỏ bọc lịch sự, trang nhã để dễ lấy lòng người.

 

Không chỉ với lý do quên ví, mà nhiều kẻ lừa đảo còn bịa ra những lý do như vừa bị móc ví, hay lỡ đánh rơi ví và giấy tờ… cộng với việc tạo ra cho bản thân độ tin tưởng bằng phong thái, cách ăn mặc, giao tiếp, chúng đã lấy được lòng tin tưởng và thương cảm của nhiều người.

Trắng trợn hơn, khi nhiều người nói không có tiền lẻ, những gã lừa đảo này sẵn sàng cầm tiền chẵn để đi đổi lấy tiền lẻ.

Đối với những trường khác này, bạn có thể cho hoặc không. Vì biết đâu có những người rơi tiền thật, nhưng hãy chú ý đến thái độ và biểu hiện của những người đó để phán đoán nhé.

6. Người lạ nhận quen biết trên xe bus

Kẻ gian có thể sẽ vu khống cho bạn là người thân bỏ nhà đi để lôi kéo từ trên xe bus xuống nhằm cướp đồ đạc.

 

Gặp tình huống như vậy, bạn hãy bình tĩnh yêu cầu sự trợ giúp từ tài xế và phụ xe cùng những người xung quanh. Nếu người lạ bắt chuyện, bạn đừng vội khai thông tin. Khi bị nhận là người thân, bạn cứ hỏi to: ‘Họ tên gì, quê ở đâu? Cha mẹ mình làm gì?' rồi nói với người khác họ là người bắt cóc.

An toàn nhất là bạn luôn ngồi chung ghế đã có một người ngồi trước, gần người lái xe hoặc phụ xe nhất.

7. Lớp kỹ năng, tiếng Anh giá rẻ, miễn phí

Các bạn sinh viên mới nhập học đều bị đánh vào các khóa học, lớp học ‘miễn phí' để nâng cao trình độ, cải thiện kỹ năng. Thủ tục đăng ký đơn giản, lại miễn phí hoàn toàn nên nhiều bạn trẻ đã hào hứng mà không biết đang dính bẫy lừa.

 

Tuy thông báo là miễn học phí hoặc giảm giá kịch liệt, nhưng khi đăng ký ghi danh, bạn vẫn phải chi một khoản ‘kha khá' cho những thứ khác như thuê phòng, tiền điện, tiền bồi dưỡng giáo viên.

Nếu muốn tham gia trau dồi các lớp kỹ năng, tiếng Anh thì bạn nên tìm hiểu kỹ những trung tâm, giáo viên uy tín.

8. Nhờ bấm hộ điện thoại

Các đối tượng lừa đảo sẽ nhờ ‘con mồi' bấm hộ số điện thoại để gọi cho ai đó hoặc nhờ mở một chiếc điện thoại cực xịn với lý do là không biết dùng.

Khi lừa được những bạn sinh viên này thực hiện, bọn chúng sẽ sử dụng thuốc mê để lấy tiền hoặc để nạn nhân tự động đưa hết tiền và những thứ có giá trị cho chúng.

 

Bạn tuyệt đối trách xa và không cầm tới điện thoại của họ, ngay lập tức đi ra khỏi chỗ đó. Nếu họ muốn mở đã vào tiệm sửa điện thoại rồi chứ không cần nhờ bạn đâu.

9. Đứa trẻ lạc nhờ dẫn đường theo tờ giấy

Bạn nhìn thấy một đứa bé đang đứng khóc một mình bên lề đường trông rất tội nghiệp. Bạn hỏi lý do thì được biết em đi lạc đường và muốn bạn dẫn về nhà bằng mẩu giấy địa chỉ được ghi sẵn đó.

 

Đừng vội tin những gì em bé ấy nói, có thể đứa bé sẽ dẫn bạn đến những nơi mà bọn lừa đảo, bắt cóc đang chờ sẵn. Vì vậy, khi thấy em bé bị lạc đường, bạn nên dắt nó đến công an Phường hoặc bốt công an gần nhất.

10. Xe hơi hỏi đường

Bạn nên cẩn thận với những ai đi xe hơi, dừng lại gần, thò đầu ra kêu bạn lại gần để hỏi đường.

 

Bạn nên giữ khoảng cách nhất định và cứ kêu họ nói lớn lên chứ không lại gần. Có thể bạn sẽ bị họ đánh thuốc mê hoặc bắt cóc lên xe như chưa có chuyện gì xảy ra.

Trích nguồn từ vietnammoi.vn

Quảng cáo

Bài Viết Liên Quan

Những dấu hiệu cảnh báo bạn phải chuyển nhà trọ ngay lập tức

Sinh viên lần đầu xa nhà với biết bao bỡ ngỡ và vấn đề phải tự mình giải quyết. Nếu những rắc rối mà bạn gặp phải được liệt kê dưới đây,...

Những lợi ích và rủi ro khi thuê nhà qua môi giới

Tự thuê nhà hay thuê nhà qua môi giới? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người thuê nhà hiện nay quan tâm.

Cảnh báo: Tinh vi thủ đoạn lừa gạt khi thuê nhà trọ và cách phòng tránh

Tìm được chỗ ở để thuận tiện cho việc học và làm luôn là nhu cầu cần thiết của những người sống xa nhà, đặc biệt là sinh viên. Tuy nhiên, để...

Những chiêu trò lừa đảo tân sinh viên cần lưu ý

Các tân sinh viên là một con mồi ngon cho những tên lừa đảo, nếu bạn không muốn mình trở thành con mồi của bọn chúng thì hãy lưu ý những điều...

Chia sẻ bài viết cho bạn bè